GIẢI ĐÁP DA DẦU MỤN DÙNG ĐƯỢC RETINOL KHÔNG?

Retinol là cụm từ không mấy xa lạ trong giới làm đẹp và phái dưỡng da khoa học. Trong tất cả những thành phần có tác dụng trị mụn và chống lão hóa thì Retinol phổ biến và dễ sử dụng hơn cả. Tuy nhiên, xung quanh nó vẫn còn rất nhiều những thắc mắc và một trong những câu hỏi nhiều người thường rất quan tâm là da dầu mụn dùng được Retinol không? Trong bài viết này SENVI sẽ giúp bạn giải tỏa khúc mắc này, đừng bỏ lỡ nhé.

Da dầu mụn dùng được Retinol không?
Như chúng ta biết rằng, Retinol là một dẫn xuất của Vitamin A gọi chung là nhóm Retinoids, khi bôi trên da Retinol được xem như một thành phần giao tiếp tế bào, giúp trung hòa các gốc tự do, Retinol chỉ huy các tế bào khác hoạt động bình thường.

Từ đó, Retinol giúp sửa chữa các khiếm khuyết mà da gặp phải chẳng hạn như nếp nhăn, vết thâm nám, tàn nhang, đặc biệt là mụn.

Trong nhóm Retinoids gồm có các dẫn xuất như retinol, retinal, retinyl, tretinoin, isotretinoin…

Thứ tự độ mạnh yếu của các dẫn xuất retinoids thông dụng đó là:

Retinyl > Retinol> Retinal> Tretinoin

Trong nhóm này Retinol là dẫn xuất được đánh giá là có tác dụng và sử dụng dễ hơn cả. Nếu như các dẫn xuất Retinyl khá yếu để chuyển hóa thì Tretinoin lại quá mạnh. Với Retinol bạn có thể tự sử dụng an toàn tại nhà mà không cần bác sĩ kê đơn.

Khi bôi lên da, Retinol sẽ chuyển hóa thành retinoic acid để giúp da có thể đọc hiểu và thẩm thấu vào bên trong. Quá trình chuyển hóa này sẽ làm giảm bớt tính hoạt hóa acid của Retinol giúp da dễ thích nghi hơn.

Một điều có thể khẳng định là bất cứ loại da nào cũng có thể sử dụng Retinol chứ không bất kể da thường, da khô và da dầu mụn đương nhiên là hoàn toàn có thể dùng Retinol để cải thiện tình trạng mụn hay tiết dầu.

Vậy nên, nếu bạn có làn da dầu, da dầu mụn sử dụng Retinol có thể giúp bạn loại bỏ mụn, chống lão hóa cực kỳ hiệu quả.

Retinol làm được gì trên da dầu mụn?
Để đánh giá tác dụng của Retinol trên da dầu mụn bạn cần hiểu được cơ chế hoạt động của nó như thế nào.

Có rất nhiều nguyên nhân bị mụn, các yếu tố không đáng kể như nội tiết hay chế độ sinh hoạt thì phần lớn nguyên nhân bị mụn đó là do bít tắc lỗ chân lông, dầu thừa, bã nhờn, bụi bẩn không được làm sạch chính là môi trường và nguồn sống nuôi vi khuẩn gây mụn.

Với bản tính có sẵn là acid, Retinol có khả năng làm bong lớp sừng, hòa tan kết dính của các tế bào chết, ngăn chặn sự kết dính của các tế bào này giúp cho lỗ chân lông được thông thoáng hơn.

Retinol còn tác động sâu hơn ở dưới lớp biểu bì, bằng cách len lỏi tận sâu tế bào, Retinol còn có khả năng làm giảm viêm mụn một cách đáng kể nhờ vào việc ức chế quá trình hoạt động quá độ của bạch cầu.

Sau một thời gian sử dụng, da dầu mụn cải thiện đáng kể tình trạng mụn, hạn chế dầu, da sẽ sạch, thoáng và căng mịn hơn.

Da dầu mụn dùng Retinol cần lưu ý những gì?

Nếu bạn là người mới sử dụng Retinol lần đầu tiên, hãy ghi nhớ các lưu ý khi sử dụng Retinol như sau:

Thêm Retinol vào chu trình dưỡng da của mình một cách từ từ bằng việc sử dụng với tần suất thấp và một nồng độ thích hợp. Việc này để tránh những phản ứng quá mạnh khi da làm quen với Retinol, và cũng là để bạn không cảm thấy nản khi dùng.
Đầu tiên, sử dụng mỗi tuần từ 2 – 3 lần và bắt đầu với nồng độ từ 0,02% trở lên.

Lựa chọn loại Retinol phù hợp cũng rất quan trọng, có đến hàng trăm loại Retinol trên thị trường khác nhau nhưng không phải đâu cũng là phương án tốt nhất. Với kinh nghiệm cho thấy các loại Retinol bọc sẽ giảm phản ứng và mang đến cho bạn trải nghiệm sử dụng dễ chịu nhất.
Hãy ghi nhớ rằng, thời gian để tái tạo da thông thường phải mất từ 28 – 30 ngày. Vậy nên, đây cũng là khoảng thời gian bạn nhận thấy những hiệu quả đầu tiên khi dùng Retinol, thậm chí bạn cần khoảng thời gian dài hơn cho những tín hiệu rõ rệt về sự thay đổi tích cực trên da. Hãy kiên nhẫn để đạt được sự thay đổi như mong muốn.
Luôn sử dụng kem chống nắng khi dùng Retinol để bảo vệ da.
Với những chia sẻ ở trên hy vọng đã giúp các bạn giải đáp được câu hỏi da dầu mụn dùng được Retinol không? Bạn có thể tham khảo bài viết khác về Retinol của SENVI ở đây: Retinol là gì? Tất tần tật về Retinol mà bạn cần biết.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *