Retinol – Ngôi sao làm đẹp quen thuộc nhưng chưa bao giờ hết “hot”

Retinol – cái tên vô cùng quen thuộc, tưởng như cũ nhưng chưa bao giờ hết “hot”. SENVI cũng đã có bài viết về Retinol căn bản tại đây, hôm nay chúng mình cùng tiếp cận về Retinol sâu hơn nhé.

 

I/ Khái niệm

Retinol là dẫn xuất của vitamin A được ứng dụng phổ biến nhất nằm trong nhóm Retinoids.

Trong nhóm Retinoids gồm có Tretinoin, Retinol, Retinyl palmitate, Retinaldehyd, Tazarotene…và nhiều dẫn xuất khác.

Xét về tính chất hóa học thì các dẫn xuất vitamin A được xếp như sau:

Retinol – ester, Retinol (alcol), Retinal (Aldehyde), Tretinoin (Retinoic acid)

Như vậy, trong nhóm này thì Tretinoin không cần chuyển hóa thành acid vì vốn dĩ bản chất của nó đã là acid, dạng mà cơ thể chúng ta có thể đọc hiểu dễ dàng và hoạt động hiệu quả. Các dạng dẫn xuất khác gồm Retinol cần các bước chuyển hóa thành Retinoic acid mới có thể hoạt động và phát huy hiệu quả.

Càng ít bước chuyển hóa thành Retinoic acid càng mạnh và hiệu quả nhưng sẽ tăng khả năng kích ứng. Đó là lý do vì sao Tretinoin mặc dù mạnh nhất nhưng lại ít dùng và ít phổ biến hơn Retinol.

Nồng độ Retinol thường được sử dụng mà không cần kê toa là từ 0.01% – 2%

II/ Cơ chế hoạt động

Retinoids được biết tới với khả năng ảnh hưởng đến nhiều quá trình tế bào như thay đổi bề mặt tế bào, tăng trưởng và biệt hóa tế bào. Quá trình sinh hóa diễn ra khá phức tạp và để diễn giải một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất thì bạn có thể hiểu như sau:

Khi thâm nhập vào tế bào, đầu tiên Retinoids được chuyển đổi thành dạng hoạt động sinh học của nó là Retinoic acid (như Tretinoin thì không cần bước chuyển đổi nào trong khi Retinol cần trải qua 2 bước nữa đó thành Aldehyde rồi tới Retinoic acid)

Sau đó, Retinoic acid được protein liên kết axit Retinoic tế bào (CRABP) đưa vào nhân, nơi nó liên kết với các thụ thể axit Retinoic (RAR) hoặc các thụ thể Retinoid X (RXRs).

Tiếp đó, các thụ thể liên kết với các axit Retinoic này sẽ liên kết với các yếu tố đáp ứng axit Retinoic trên các gen mục tiêu gây ra sự hoạt hóa của các yếu tố phiên mã, ảnh hưởng đến tăng trưởng và biệt hóa tế bào, tổng hợp tăng trưởng collagen và elastin…

Những điều này kích hoạt sự tổng hợp của yếu tố tăng trưởng biểu bì liên kết với heparin (HB – ERF) và amphiregulin (AR). 

Thông qua tương tác với thụ thể biểu bì (EGF-R) gây ra sự tăng sinh của tế bào sừng, từ đó làm lớp biểu bì dày lên.

Bằng cách này Retinoids thúc đẩy quá trình tăng sinh, bong tế bào chết và sừng hóa tế bào.

III/Công dụng

 Từ cơ chế đó nên Retinol có những công dụng rất tuyệt vời cho làn da đó là:

Chống lão hóa:

Retinol kích thích tăng sinh tế bào, làm dày biểu bì, củng cố cấu trúc da săn chắc.
Ức chế enzyme MPP (matrix metalloproteinase)  đây là một loại enzyme phân hủy collagen.

Các nghiên cứu lâm sàng đều cho thấy kết quả nếp nhăn thay đổi sau 12 tuần sử dụng.

Một nghiên cứu khác được thực hiện trên 53 người có làn da lão hóa (từ 80 tuổi) sử dụng Retinol 1% cho thấy sau 7 ngày lượng MMPs giảm đáng kể.

 

Cải thiện vấn đề tăng sắc tố: Cơ chế tăng sinh tế bào, làm mỏng lớp sừng già sẫm màu, thay thế lớp tế bào mới hình thành. Từ đó giúp da trông trắng mịn, hồng hào và tươi trẻ hơn.

Hỗ trợ cải thiện mụn: Mặc dù không mạnh như Tretinoin trong việc điều trị mụn nhưng Retinol cũng hỗ trợ bằng việc điều tiết dầu thừa, ngăn tế bào chết kết dính với nhau.

Cải thiện cấu trúc da và lỗ chân lông: Tác động từ việc kiểm soát bã nhờn, điều tiết dầu và tăng sinh tế bào làm da săn chắc hơn thì dĩ nhiên lỗ chân lông sẽ được cải thiện.

Không chỉ vậy, Retinol được chứng minh có khả năng cải thiện tổn thương da do ánh nắng mặt trời.

Tuy nhiên, điều quan trọng ảnh hưởng nhất đến kết quả của Retinol đó là công thức (formulate) và hệ vận chuyển. Lý do là Retinol không ổn định và rất dễ phân hủy thành dạng không hoạt động sinh học khi tiếp xúc với không khí.

IV/ Tác dụng phụ

Tác dụng ngoài ý muốn khi sử dụng Retinoids hay còn được gọi là “phản ứng Retinoid” đặc trưng bởi những dấu hiệu như ngứa, đỏ rát, cảm giác nóng tại vị trí bôi hay bong tróc.

Tuy nhiên “phản ứng Retinoid” thường phổ biến ở Tretinoin, tazarotene hơn là Retinol, retinaldehyde, adapalene.

Các tác dụng phụ thường diễn ra trong vài tuần đầu tiên khi sử dụng.

Một tác dụng ngoại ý khác khi sử dụng Retinoids đó là nhạy cảm hơn với ánh nắng. Bạn nên sử dụng kem chống nắng phù hợp và đủ lượng để bảo vệ da. 

Vậy chúng ta làm gì để giảm thiểu tác dụng phụ và chống lại những tác động bất lợi khi dùng Retinoids.

Đầu tiên, hãy tiếp cận với Retinoids bằng các dẫn xuất, tiền chất an toàn hơn như Retinol, Retinaldehyde. 

Kể cả với những tiền chất này, cũng nên bắt đầu bằng nồng độ từ thấp đến cao.

Tiếp đó, hãy sử dụng Retinoids với tần suất tăng dần từ từ. Với da nhạy cảm thì nên dùng từ 1-2 lần/tuần sau đó thì tăng lên dùng hàng ngày. 

Nói chung không có mẫu số chung nào áp dụng mà bạn phải dựa trên những phản ứng, cảm nhận từ làn da của mình để biết dùng như thế nào là hợp lý.

PHẦN 2: KẾT HỢP RETINOL

Thực tế là không chỉ có Retinol (thuộc dòng họ Vitamin A) mà ngoài ra còn dòng họ vitamin B, vitamin C.. cũng có tác dụng tuyệt vời với da. 

Điều quan tâm là các dòng họ này có kết hợp được với nhau không, và khi kết hợp cần lưu ý gì hay không?

I/ Retinol + AHA/BHA

AHA/BHA có tác dụng tẩy tế bào chết, trong khi Retinol có tác dụng thúc đẩy sản sinh tế bào mới. Lớp tế bào mới sản sinh kết hợp với việc loại bỏ những tế bào già cũ thì đương nhiên sẽ giúp da trông tươi trẻ hơn, hồng hào, trắng mịn hơn rồi.

Một thí nghiệm kết hợp Retinol (0.1%) kết hợp với Glycolic acid 8% nhận thấy những thay đổi khá tích cực trong việc cải thiện sắc tố do ảnh hưởng bởi ánh sáng so với việc sử dụng những tác nhân riêng lẻ.

Tuy nhiên, kết hợp cũng phải đúng cách bởi anh nào cũng mạnh, nếu không dùng đúng cách thì da bạn là thứ phải gánh chịu hậu quả.

Có nhiều cách kết hợp Retinol và BHA tùy khả năng chịu đựng của da như thế nào. Có thể dùng layout Retinol và BHA luôn trong 1 routine, hoặc dùng xen kẽ, hoặc dùng sáng tối. Quan trọng là bạn lắng nghe làn da mình và biết cách kiểm soát phản ứng.

II/ Retinol + Vitamin C

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh Retinol + Vitamin C có tác dụng làm mỏng lớp sừng và làm dày biểu bì, cải thiện đảo ngược một phần dấu hiệu lão hóa, làm sáng da.

Một nghiên cứu dùng Retinol (0,07%) + vitamin C (3,5%) trong 3 tháng cho những dấu hiệu tích cực như trên.

Tuy nhiên, vitamin C cần pH thấp để hoạt động bền vững (pH ~ 3) thì Retinol lại bền vững trong pH trung tính (pH ~ 6) nên cũng có quan niệm là không nên kết hợp chung với nhau vì có thể làm giảm pH, giảm hiệu quả của Retinol.

Hơn nữa, cả 2 loại này đều có khả năng gây kích ứng cho da. Vậy nên, cách tốt nhất là dùng tách nhau ra, vitamin C dùng buổi sáng, Retinol dùng buổi tối.

Còn một lý do nữa mà bạn nên dùng vitamin C vào buổi sáng đó là khả năng chống oxy hóa của vitamin C. Dùng buổi sáng sẽ tăng cường hiệu quả cho kem chống nắng rất tốt đấy.

III/ Retinol + Niacinamide

Niacinamide và Retinol “bộ đôi hoàn hảo”, dường như không có lý do gì ngăn cản sự kết hợp này.

Niacinamide được chứng minh tăng ceramide, tăng acid béo tự do (tăng gấp 2,3 lần), tăng cholesterol (tăng 1,5 lần).

ceramide, acid béo tự do, cholesterol là 3 thành phần chính của hàng rào bảo vệ da.

Do đó, Niacinamide củng cố hàng rào bảo vệ da, tăng khả năng chịu đựng và hạn chế phản ứng dùng Retinol.

Ngoài ra, Niacinamide cũng được chứng minh tính kháng viêm, làm sáng da và ngăn chặn mất nước của da. 

IV/ Retinol + Hydroquinone 

Hydroquinone là hoạt chất làm trắng da, điều trị sắc tố. Trong khi Retinol cũng có tác dụng làm sáng da, thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào, đẩy nhanh quá trình sừng hóa của da, các tế bào cũ được đẩy lên và bong ra. 

Retinol + Hydroquinone giúp cải thiện sắc tố.

Một thí nghiệm đã kết hợp Retinol 0.3% + Hydroquinone 4% trong 16 tuần cho thấy sự cải thiện rõ rệt các dấu hiệu sắc tố và nếp nhăn nhẹ.

Điều thú vị là, sự kết hợp này còn hiệu quả hơn hẳn việc sử dụng riêng lẻ Tretinoin 0.05%.

PHẦN 3: RETINOL SENVI – GIẢI ĐÁP

 

Phần này SENVI sẽ giải đáp những câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bạn về Retinol SENVI nhé.

1. Retinol SENVI dùng ở bước nào trong chu trình chăm sóc da

Retinol điều chế ở dạng cream nên sẽ dùng sau bước serum. 

2. Retinol SENVI có cần dùng thêm kem dưỡng ẩm không?

Sản phẩm có kết hợp nhiều chất dưỡng ẩm, Retinol trong sản phẩm nồng độ thấp nên với da thường, da hỗn hợp đến da dầu có thể dùng mà không cần thêm kem dưỡng khác.

Trong trường hợp da khô, cần cấp ẩm thêm thì có thể cân nhắc thêm kem dưỡng khác bạn nhé.

Nếu dùng thêm kem dưỡng khác bạn có thể mix với nhau, hoặc kết hợp layout trước – sau.

3. Dùng Retinol SENVI có bong tróc không?

Bong tróc là phản ứng đặc trưng của Retinoids, tuy nhiên Retinol cần qua bước chuyển hóa nữa mới thành Retinoic acid nên phản ứng đã giảm đi rất nhiều.

Mặt khác, Retinol SENVI với hệ nền kem rất dịu nhẹ, nồng độ thấp nên hầu như sẽ không bong tróc. Số ít trường hợp da khô, nhạy cảm có thể sẽ khô và bong nhẹ, chỉ cần thêm kem dưỡng là được nhé.

4. Tần suất dùng Retinol như thế nào?

Với da mới bắt đầu làm quen với Retinol, da nhạy cảm nên sử dụng từ tần suất thấp khoảng 2-3 lần/tuần. Sau đó tăng dần tần suất, lắng nghe cảm nhận từ làn da của chính mình để điều chỉnh cho phù hợp nhé.

5. Retinol có mỏng da không?

Trái ngược với những nghi ngại Retinol làm mỏng da, rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh Retinol làm dày biểu bì và làm mỏng lớp sừng.

Như vậy, da mỏng cũng có thể dùng Retinol, hơn nữa dùng Re như một biện pháp dưỡng giúp cải thiện tình trạng.

6. Dùng Retinol bao lâu có hiệu quả?

Các nghiên cứu đều cho kết luận từ 12 tuần trở lên. Trên thực tế cũng cần khoảng thời gian này để thấy hiệu quả rõ rệt ở trên da. 

Mỹ phẩm bôi ngoài cần kiên nhẫn tuân theo chu kỳ sinh học tự nhiên của da mới an toàn bạn nhé!

7. Mang thai dùng được Retinol không?

Câu hỏi này nhận được rất nhiều quan tâm của các mẹ bầu, mang thai nhưng vẫn cần xinh nhưng an toàn cho bé yêu. Liệu Retinol có an toàn cho phụ nữ mang thai hay không?

Đến nay chưa có ghi nhận nào về việc ảnh hưởng của Retinol hay các tiền chất khác đến thai nhi. Các nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của vitamin A đến phụ nữ mang thai hầu hết là những nghiên cứu ở đường uống chẳng hạn như isotretinoin và Tretinoin ở đường bôi.

Một nghiên cứu trên nhóm 215 bà mẹ mang thai trong tam cá nguyệt đầu tiên sử dụng Tretinoin ghi nhận tỷ lệ mắc dị tật là 1,9% (~ 4 trường hợp)

Các tiền chất như Retinol cần trải qua 2 bước chuyển hóa nữa mới thành dạng Retinoic acid, trong quá trình chuyển hóa thậm chí nó còn không đủ nguyên vẹn 100%, và để thấm vào da và tác dụng đã rất khó huống gì để ngấm vào máu gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Theo FDA phụ nữ mang thai có thể dùng Retinol dưới 1,5mg/ngày. Do đó, mẹ bầu có thể dùng Retinol bôi ngoài nồng độ dưới 0.5%.

Tuy nhiên, việc sử dụng hay không là quyết định cá nhân của mỗi người, để happy, thoải mái nhất tránh những lăn tăn lo ngại về sau này.

8. Retinol SENVI xuất xứ và chứng minh

Retinol SENVI được nhập khẩu từ một trong những nhà cung cấp nguyên liệu hàng đầu thế giới – Retinol 10S BASF

Tính ổn định trong công thức mỹ phẩm của Retinol ảnh hưởng đến hiệu quả của sản phẩm. 

Retinol ổn định ít nhất 6 tháng trong môi trường trơ và bảo quản ở nhiệt độ 20 độ C.

Ví dụ về tính ổn định của Retinol O/W, 1% Retinol 10S trong quá trình bảo quản ở các nhiệt độ khác nhau:

Có thể nhận thấy không có sự thay đổi đáng kể giữa các nhiệt độ và thời gian bảo quản.

Lưu ý: Với Retinol SENVI, an toàn và đạt hiệu quả sử dụng cao nhất trong vòng 6 tháng sau khi mở nắp.

Bảo quản trong nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và môi trường nhiệt độ cao.

Với những chia sẻ trên hy vọng đã giúp bạn trang bị “hành trang” nhập cuộc skincare một cách vững vàng nhất. Đừng bỏ qua thành phần đáng giá này trong routine của mình nhé, cảm ơn bạn đã đọc!

Một số tài liệu tham khảo:

Rolewski SL

Dermatol Nurs. 2003 Oct; 15(5):447-50, 459-65.

 

Mukherjee S, Date A, Patravale V, Korting HC, Roeder A, Weindl G.  Clin Interv Aging. 2006;1(4):327-48. doi: 10.2147/ciia.2006.1.4.327.

 

Kang S, Duell EA, Fisher GJ, Datta SC, Wang ZQ, Reddy AP, Tavakkol A, Yi JY, Griffiths CE, Elder JT

J Invest Dermatol. 1995 Oct; 105(4):549-56.

 

Varani J, Warner RL, Gharaee-Kermani M, Phan SH, Kang S, Chung JH, Wang ZQ, Datta SC, Fisher GJ, Voorhees JJ

J Invest Dermatol. 2000 Mar; 114(3):480-6.

 

Extraction of human epidermis treated with retinol yields retro-retinoids in addition to free retinol and retinyl esters.

Duell EA, Derguini F, Kang S, Elder JT, Voorhees JJ

J Invest Dermatol. 1996 Aug; 107(2):178-82.

 

The mechanism of retinol-induced irritation and its application to anti-irritant development.

Kim BH, Lee YS, Kang KS

Toxicol Lett. 2003 Dec 15; 146(1):65-73.

 

Oda RM, Shimizu RW, Sabatine SC, et al. Effects of structural changes on retinoid cytotoxicity in the CHO clonal assay. In vitro. Toxicol. 1996;9:173–81

 

Feinberg C, Hawkins S, Battaglia A, et al. Comparison of anti-aging efficacy from cosmetic ingredients on photoaged skin. J Am Acad Dermatol. 2004;50(3:S1):P27

 

Histological evaluation of a topically applied retinol-vitamin C combination.

Seité S, Bredoux C, Compan D, Zucchi H, Lombard D, Medaisko C, Fourtanier A

Skin Pharmacol Physiol. 2005 Mar-Apr; 18(2):81-7.

Nicotinamide increases biosynthesis of ceramides as well as other stratum corneum lipids to improve the epidermal permeability barrier – O Tanno 1, Y Ota, N Kitamura, T Katsube, S Inoue – Br J Dermatol2000 Sep;143(3):524-31

Zoe Diana DraelosNovel approach to the treatment of hyperpigmented photodamaged skin: 4% hydroquinone/0.3% retinol versus tretinoin 0.05% emollient cream- Dermatol Surg. 2005 Jul;31(7 Pt 2):799-804

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *